LẦN ĐẦU LÀM MẸ – KINH NGHIỆM CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

Lần đầu làm mẹ mang nhiều niềm hạnh phúc đan xen lo lắng chăm sóc con yêu như thế nào, bởi trẻ trong giai đoạn đầu tiên “nghịch giờ” ngủ ngày cày đêm mà mẹ thì dư chấn cơn đau vượt cạn bẫn còn

Hôm nay, Cháo Mẹ Nấu xin phép chia sẽ vài kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh để mẹ tham khảo, mỗi bé có một cơ địa để thích nghi nhịp sinh học bên ngoài nhanh hay chậm, tuy nhiên nuôi con nhỏ cần phải kiên nhẫn là điều tối ưu mẹ nhé.

 Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách nhất.

Việc tắm rửa cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, và quy trình tắm cho trẻ chưa rụng rốn và đã rụng rốn cũng khác nhau chính vì thế các mẹ cần tìm hiểu để chăm sóc con yêu tốt nhất.

  •  Cách tắm cho trẻ chưa rụng rốn.

+ Khi tắm cho trẻ chưa rụng rốn cần tránh làm ướt rốn trẻ, các mẹ nên dùng gạc để băng rốn lại cho trẻ khi tắm chú ý không băng rốn quá chặt khiến trẻ khó chịu.

+ Chuẩn bị 1 chậu tắm lớn và 1 chậu tắm nhỏ nhiệt độ nước tắm khoảng 36-37 độ.

+ Khi tắm mẹ dùng một tay đỡ phần đầu và thân trẻ, tay còn lại dùng khăn sữa nhúng nước tắm đầu cổ, bạn nách cho trẻ.

+ Tắm xong phần trên của bé xong mẹ tắm phần dưới cho bé các mẹ nhé!

+ Sau khi tắm xong cho bé mẹ lau khô người và mặc quần áo đeo bao tay cho bé sau đó ôm bé vào lòng để ủ ấm.

+ Mẹ nhớ vệ sinh rốn cho bé bằng cồn 70 độ C  và thấm khô vùng rốn, có thể vệ sinh rốn bằng thuốc đỏ  sau đó mới băng rốn lại.

  • Tắm cho trẻ đã rụng rốn.

+ Trẻ sau khi đã rụng rốn và khô rốn mẹ có thể thực hiện tắm cho trẻ theo các bước như trên và có thể làm ướt rốn cũng không có ảnh hưởng gì.

+ Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ngồi cứng cáp, mẹ có thể tắm cho trẻ dễ dàng hơn.

Nói chung trong thời gian 10 ngày đầu kể từ ngày xuất viện, việc tắm bé mẹ nên nhờ dịch vụ chăm sóc giúp. Bởi lần đầu làm mẹ, em bé còn đỏ hỏn với nhiều mẹ rất lóng ngóng vụng về nếu được hãy yêu cầu sự hỗ trợ mẹ nhé

Duy trì nguồn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tuổi và không uống nước trong giai đoạn này

Sữa mẹ là nguồn thức ăn duy nhất và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu. Chính vì thế mẹ cần duy trì nguồn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. 

+ Mẹ nên nắm vững kiến thức massage bầu vú trước khi cho bé bú khoảng 3 phút để làm cho đầu vú mềm và lưu thông dòng sữa tốt hơn.

+ Cho bé nằm bú đúng tư thế, khớp ngậm đúng để bé bú được nhiều sữa và hạn chế tình trạng tắc sữa.

+ Cho bé bú theo nhu cầu và nên cho bé bú hết một bên, sau đó mới đến bên còn lại. Nếu dư sữa hãy vắt ra và trữ đông cho bé.

– Trẻ sơ sinh sau khi vừa ra đời, lời đầu tiên bác sĩ căn dặn mẹ là không cho trẻ uống nước tối thiểu trong 4 tháng đầu tiên, tốt nhất là 6 tháng ( nếu trẻ chưa ăn dặm, vì sao vậy…mời mẹ tham khảo bài viết tại đây_)

 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi.

Khi bước vào tháng thứ 6 bé đã có những chuyển biến rõ rệt về cả thể chất lẫn tư duy. Lúc này trọng lượng của bé đã tăng gấp đôi so với khi mới sinh. Kể từ tháng thứ 6 trở đi trọng sự phát triển của bé cũng chậm lại và tăng khoảng 450g, chiều cao của bé sẽ tăng 1,27cm mỗi tháng.

  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên đã biết làm những gì?

– Bé vận động.

+ Bé đã biết ngồi vững: Lúc này bé đã tự ngồi được và chống tay sang hai bên. Sau một thời gian bé sẽ ngồi vững và không còn phải chống tay nữa.

+ Lúc này một số bé đã biết lẫy, biết lật, nằm ngửa và nằm sấp.

+ Trẻ dưới 6 tháng đã có thể bò tới bò lui được rồi.

Bé giao tiếp.

+ Giai đoạn này bé sẽ hay mỉm cười, cười lớn và phát âm được một số phụ âm như m, b

+ Bé đã nhận ra tên mình khi nghe người khác gọi tên

+ Bé có thể phát ra một số âm thanh thể hiện sự vui mừng hoặc buồn chán

+ Lúc này trẻ đã thích “trò chuyện” vì thế bố mẹ nên siêng nói chuyện với bé yêu nhé!

+ Bé đã biết phân biệt người quen và người lạ.

– Sự thay đổi về tư duy.

+ Trẻ 6 tháng tuổi rất thích nhìn ngắm mình trong gương.

+ Tò mò về mọi thứ và cố gắng lấy mọi thứ ở ngoài tầm với của bé

+ Cho các đồ vật vào miệng.

+ Bắt đầu chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.

  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh trên 6 tháng đến 1 tuổi.

– Thời gian ngủ.

Ở giai đoạn này trẻ sẽ ngủ từ 6-8 tiếng một đêm, bé có thể thức dậy 1 đến 2 lần mỗi đêm để đòi ăn, còn ban ngày bé ngủ tầm 2 đến 3 tiếng. Khi bé ngủ mẹ nên bỏ tất cả những vật cản như thú nhồi bông, chăn, gối, …ra khỏi giường cũi.

– Chế độ dinh dưỡng cho bé.

 Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm bố mẹ nên lập ra một kế hoạch ăn dặm cụ thế cho bé theo từng giai đoạn và áp dụng sao cho linh hoạt để đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ cho bé mỗi ngày.

+ Mỗi này cho bé ăn dăm theo từng bữa nhỏ thông thường cho be ăn 3-4 lần mỗi ngày là hợp lý nhất.

+ Mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua, váng sữa…..

+ Nên chọn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi của bé có thể hấp thu.

+ Thay đổi khẩu phần ăn để bé thấy hấp dẫn hơn.

Mỗi lần cho bé ăn món ăn lạ cần chú ý phân của bé xem bé có đi ngoài không, các món mới cần cách nhau 2-3 ngày để biết phản ứng của bé với từng loại món ăn.

+ Giai đoạn đầu cho bé ăn dặm mẹ nên cho bé ăn dạng lỏng dễ nuốt vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu chưa thể tiêu hóa được thức ăn dạng rắn.

+ Cho bé ăn ngọt trước khi ăn mặn và chuyển dần sang ăn mặn khi bé khi hệ tiệu hóa của bé đã tốt hơn.

+ Trong quá trình cho bé ăn dặm mẹ vẫn cho bé bú theo nhu cầu bình thường nhé.

Làm mẹ là điều tuyệt vời nhất mà thượng đế dành cho phụ nữ chung ta, bên cạnh niềm hạnh phúc chào đón thiên thần bé xinh thì những bở ngỡ ban đầu luôn làm mẹ lo lắng rất nhiều, tùy mỗi cơ địa bé khác nhau mà mẹ có cách chăm sóc khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn những nền tảng cơ bản mẹ cần trang bị trước khi chào đón bé yêu, bởi bé ra đời quỹ thời gian của mẹ như ngắn lại rất nhiều.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *